Khám và điều trị u tuyến giáp - suy tĩnh mạch bằng sóng cao tần

HOTLINE: 0982.194.775 | 02439 956 682

Một số điều cần biết về u tuyến giáp

Đó là tình trạng thay đổi cấu trúc, thậm chí cả chức năng vùng của tuyến giáp, tạo thành một hoặc nhiều khối riêng biệt trong lòng tuyến này. Nhìn bề ngoài, vùng trước cổ thường bị biến dạng, mất cân đối (có trường hợp vẫn bình thường). U tuyến giáp xuất hiện ở 4-7% dân số (chủ yếu là phụ nữ).

U tuyến giáp gồm 2 loại: đơn nhân (chỉ có 1 nhân) và đa nhân (gồm 2 hoặc nhiều nhân). Người ta thường chỉ sờ thấy các nhân lớn, nằm gần bề mặt; còn các nhân nhỏ có đường kính dưới 1 cm rất khó bị phát hiện khi khám bằng tay, phải nhờ đến siêu âm.

Các nhân này có thể phát triển từ vùng của tuyến giáp bị viêm hoặc từ phần còn sót lại của tuyến này sau phẫu thuật. Có trường hợp một thùy tuyến giáp bị teo bẩm sinh, thùy còn lại sẽ phì đại để bù trừ và phát triển thành nhân giáp... Đa số các nhân là đặc, 15-25% là u nang chứa dịch (có thể là nang nước bẩm sinh hoặc nang được tạo thành sau đó do chảy máu nhân giáp, ung thư tuyến giáp thoái hóa).

Biểu hiện của bệnh u tuyến giáp thường nghèo nàn, thậm chí hoàn toàn không có triệu chứng gì. Vì vậy, rất ít trường hợp do bệnh nhân hoặc người nhà phát hiện, đó là lúc nhân đã lớn, nhìn rõ từ bên ngoài. Đa số trường hợp được phát hiện khi đi khám bệnh (bác sĩ sờ vùng trước cổ thấy một hoặc nhiều khối ở 1 hoặc 2 bên, kích thước đa dạng).

khám u tuyến giáp

Đa số các nhân tuyến giáp ở dạng nằm im, không hoạt động nên bệnh nhân thường không có biểu hiện cường năng hoặc nhược năng tuyến giáp. Tuy nhiên, nếu nhân phát triển lớn, nó có thể gây chèn ép tại chỗ, dẫn đến khó nuốt, nuốt vướng, có cảm giác tắc nghẹn hoặc nói khàn, thay đổi giọng nói. Trong một số ít trường hợp, nhân tuyến giáp tăng hoạt động, sản xuất ra quá nhiều hoóc môn giáp, khiến bệnh nhân có các biểu hiện cường giáp như mệt, gầy sút, tim đập nhanh, sợ nóng, ra nhiều mồ hôi...

Để chẩn đoán u tuyến giáp, ngoài việc khám lâm sàng, cần làm xét nghiệm hoóc môn giáp, siêu âm tuyến giáp. Siêu âm giúp xác định vị trí, kích thước và số lượng các nhân, nhất là các nhân nhỏ; phân biệt nhân đặc với các nhân lỏng. Tuy nhiên, nó không có khả năng phân biệt các nhân đó là lành tính hay ác tính.

Một số bệnh viện chẩn đoán bệnh bằng cách ghi hình tuyến giáp sau khi cho người bệnh uống dung dịch chứa iốt phóng xạ. Chất này khi vào cơ thể sẽ tập trung về tuyến giáp và làm hiện lên hình ảnh tuyến này. Nếu chúng chỉ tập trung tại nhân mà không có ở phần còn lại của tuyến giáp thì đó là nhân nóng, nguy cơ ác tính thấp. Ngược lại, nếu thấy giảm hoặc không có chất phóng xạ tại nhân, đó là nhân lạnh, nguy cơ ác tính cao.

Để xác định u giáp là lành tính hay ác tính, cần làm thủ thuật chọc kim nhỏ vào các nhân, lấy mẫu mô đem soi dưới kính hiển vi, tìm tế bào ác tính. Các trường hợp ác tính chỉ chiếm gần 5% số ca có u tuyến giáp; bệnh nhân chủ yếu là trẻ em, người trẻ tuổi, nam giới, người từng bị chiếu xạ vào vùng đầu, cổ, ngực hoặc có người thân từng bị ung thư tuyến giáp. Nhân tuyến giáp ác tính thường cứng, chắc, to nhanh, gây khó nuốt, khàn tiếng hoặc mất tiếng, siêu âm thấy cấu trúc không đều, ghi hình phóng xạ thấy nhân lạnh.

Việc điều trị u tuyến giáp tùy thuộc vào chẩn đoán nhân lành hay ác tính, u đặc hay lỏng và kích thước của nhân:

- Nhân lành tính: Nếu nhân có kích thước nhỏ (đường kính 1-2 cm) thì có thể không cần điều trị gì, chỉ theo dõi, hẹn tái khám và chọc xét nghiệm tế bào định kỳ hằng năm. Khi phát hiện tế bào ung thư hoặc thấy nhân to lên nhanh, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật.

Với nhân có kích thước trung bình (đường kính 2-3 cm), có thể điều trị bằng hoóc môn giáp L-T4 trong ít nhất 6 tháng, sau đó đánh giá lại kết quả. Nếu nhân nhỏ đi (thường là các nhân lành tính), sẽ tiếp tục cho điều trị và theo dõi. Còn nếu nhân to lên hoặc không nhỏ đi, có thể phải phẫu thuật.

Với nhân có kích thước lớn (trên 4 cm) hoặc có chèn ép, nên điều trị phẫu thuật.

- Nhân ác tính hoặc nghi ngờ ác tính: Nên phẫu thuật sớm và phải cắt toàn bộ tuyến giáp.

- Nhân lỏng (chứa dịch): Phải chọc hút hết dịch, sau đó chọc lại để xét nghiệm tế bào. Trong 50% trường hợp, các nang nước tự biến mất sau khi chọc hút dịch một vài lần. Các u nang thường là lành tính, nhưng nếu có kích thước lớn (đường kính trên 4 cm) thì nên phẫu thuật.

Trong một số trường hợp, nhân tuyến giáp lành tính có thể tự thoái triển và nhỏ đi. Còn ở đa số bệnh nhân, các nhân này tiến triển rất chậm, khiến họ có thể chung sống hòa bình với nó, nhưng phải được giám sát đều đặn. Trừ những trường hợp được chẩn đoán nhầm, rất nhân lành tính chuyển thành ác tính. Việc điều trị phẫu thuật thường cho kết quả tốt nhưng không nên lạm dụng.

Hiện nay, nhiều bệnh nhân u tuyến giáp tìm đến các ông lang và được điều trị bằng cách dán cao tại chỗ. Tuyệt đại đa số đã không khỏi bệnh, nhiều người còn bị loét và nhiễm trùng chỗ dán, nguy hiểm đến tính mạng.

ThS Nguyễn Quang Bảy, Sức Khỏe & Đời Sống

Hiểu về tuyến giáp

Hiểu về tuyến giáp

Tuyến giáp tiết ra hormon vào máu và vận chuyển tới từng mô trong cơ thể. Hormon tuyến giáp giúp cơ thể sử dụng...

Đốt khối u lành tính tuyến giáp không để lại sẹo

Đốt khối u lành tính tuyến giáp không để lại sẹo

U lành tính tuyến giáp là tổn thương rất thường gặp trong cộng đồng, theo nhiều nghiên cứu tỉ lệ này có thể lên...

Sóng cao tần RFA là gì ?

Sóng cao tần RFA là gì ?

RFA (Radiofrequency Ablation) là phương pháp hủy khối u bằng nhiệt gây ra do sự ma sát của các i-on trong mô dưới tác...

Thông tin cần thiết cho điều trị sóng cao tần u lành tuyến giáp

Thông tin cần thiết cho điều trị sóng cao tần u lành tuyến giáp

Bài viết sau đâu sẽ bỏ sung kiến thức cần thiết về điều trị sóng cao tần u lành tuyến giáp, ưu điểm của...

Bướu giáp nhân lành tính có nguy hiểm không?

Bướu giáp nhân lành tính có nguy hiểm không?

Bướu giáp nhân lành tính nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách vẫn có thể gây ảnh hưởng đối với...

U Tuyến Giáp là gì ? Nguyên nhân và triệu chứng

U Tuyến Giáp là gì ? Nguyên nhân và triệu chứng

U tuyến giáp là hiện tượng pháp sinh một khối mô hoặc tế bào tập trung trước cổ, dưới đáy họng. Khối này sẽ...

Đốt u tuyến giáp lành tính bằng sóng cao tần

Đốt u tuyến giáp lành tính bằng sóng cao tần

U tuyến giáp lành tính là bệnh khá thường gặp. Trên thế giới, tỉ lệ gặp khối u tuyến giáp lành tính có thể lên...

Những điều cần biết về bệnh tuyến giáp ở nam giới

Những điều cần biết về bệnh tuyến giáp ở nam giới

Bệnh tuyến giáp - có thể là suy giáp hoặc cường giáp - thường gặp ở phụ nữ và là nguyên nhân gây ra nhiều vấn...

U nhú tuyến giáp có nguy hiểm?

U nhú tuyến giáp có nguy hiểm?

Tôi 42 tuổi, vừa đi siêu âm tuyến giáp, kết quả là: eo giáp có nhân, giới hạn không rõ, không vôi hóa, kích thước...

Phẫu thuật U Tuyên Giáp bằng hệ thống robot hiện đại nhất thế giới

Phẫu thuật U Tuyên Giáp bằng hệ thống robot hiện đại nhất thế giới

Vừa qua, các bác sỹ Bệnh viện K đã phẫu thuật thành công điều trị u tuyến giáp cho người bệnh bằng hệ thống...

Tìm hiểu về căn bệnh bướu cổ (bướu tuyến giáp)

Tìm hiểu về căn bệnh bướu cổ (bướu tuyến giáp)

Bướu cổ là căn bệnh đã không còn xa lạ bởi tỉ lệ người mắc bệnh đang ngày một gia tăng. Có rất nhiều thắc...

Điều trị u tuyến giáp như thế nào?

Điều trị u tuyến giáp như thế nào?

U tuyến giáp hay còn gọi là bướu giáp là bệnh nội tiết thường gặp, lên tới khoảng 10% dân số. Người bệnh nữ...

Đốt sóng cao tần tuyến giáp - Xóa tan nỗi lo mổ mở

Đốt sóng cao tần tuyến giáp - Xóa tan nỗi lo mổ mở

U tuyến giáp phình to mất thẩm mỹ, chèn ép lên khí quản gây khó thở, đau họng, khàn tiếng,… ảnh hưởng nghiêm...


Tư vấn trực tiếp